Cái họa của việc ly hôn và tái hôn - Trích "Tối nay có việc không về nhà"
(Tự thuật của Tôn Vĩnh Bình, nam, 38 tuổi, tổng giám đốc một công ty thiết bị y tế ở Quảng Châu)
|
Người ngoài nhìn vào thấy gia đình tôi rất hạnh phúc. Nhà cửa rộng rãi, giàu có, sự nghiệp vững vàng, là tổng giám đốc một công ty thiết bị y tế. Vợ tôi dịu dàng, hết lòng vì chồng con. Nhưng thực chất là chúng tôi chỉ sống với nhau mà thôi. Nói theo ngôn ngữ luật pháp là sống chung phi pháp.
Năm 1995, một người bạn học đại học của tôi du học từ Mỹ về, làm đại diện nghiệp vụ cho một công ty thiết bị y tế nước ngoài. Anh ta tới tìm tôi, mời vào làm việc trong công ty của anh ta, các chính sách ưu đãi rất khá. Tôi quyết định nghỉ việc, không làm bác sĩ nữa mà theo bạn đi buôn. Khi thương lượng chuyện này, vợ tôi ngước nhìn tôi bằng đôi mắt to lóng lánh nước. Cũng chính vì đôi mắt đó, tôi đã mê mẩn và yêu cô. Cô nói: “Thế là sau này ban ngày em không được nhìn thấy anh nữa. Em không yên tâm chút nào”. Tôi ôm lấy cô, an ui: “Yên tâm đi. Em xinh đẹp như thế này, không ai có thể thay thế được em đâu”. Quả thực vợ tôi rất đẹp, là một trong ba bông hoa ở bệnh viện nơi tôi làm việc. Chúng tôi lấy nhau rất lâu rồi, vẫn còn nhiều chàng trai si tình đeo đuổi cô.
Vì tôi tốt nghiệp đại học Y khoa, bạn bè hầu như đều làm việc ở bệnh viện. Quan hệ và nghiệp vụ đều rất tốt, khiến công ty rất nhanh mở được thị trường. Lợi nhuận quá mức tưởng tượng khiến tôi nhanh chóng gia nhập vào tầng lớp những người giàu có. Chẳng bao lâu tôi được thăng chức lên tổng giám đốc.
Từ ngày ra ngoài làm, tối nào về nhà, tôi cũng đều bị vợ căn vặn: “Tối nay anh đi đâu? Gặp ai? Ăn cơm với ai? Nam hay nữ? Nữ có trẻ không? Có xinh không?...”. Các câu hỏi của cô không ngớt. Thoạt đầu tôi còn thấy buồn cười, cho rằng vì yêu mình quá nên cô ấy không yên tâm. Ghen tuông là hình thức biểu hiện của tình yêu thái quá. Chỉ vì yêu, không thể trách được. Do vậy tôi thường trả lời rất tỉ mỉ, chân thực các câu hỏi của cô ấy. Nhưng những lúc công việc không được thuận lợi, lại sau một ngày làm việc vất vả, cứ phải nghe cô ấy vặn vẹo không ngớt, tôi bắt đầu thấy chán ngán.
Một lần, cô ấy lại bắt đầu tra hỏi, tôi liền nói: “Em không thấy ngán sao? Anh là chồng em, chứ không phải là phạm nhân. Em có quyền gì tra hỏi anh như vậy? Nếu em thấy không yên tâm thì thôi, bỏ nhau luôn đi”. Cô ấy lặng đi rồi khóc oà lên. Nhìn bộ dạng đáng thương của cô ấy,tôi lại ân hận, vội vàng dỗ dành. Cô ấy nói rất ấm ức, chỉ vì không an tâm về tôi, sợ tôi học phải những thói hư tật xấu, sợ tôi quen với những phụ nữ khác. Tôi thấy nực cười. Thế giới này kỳ quặc thật. Phụ nữ làm sao thế nhỉ? Dường như tất cả đàn ông giàu có trên thế giới đều ngoại tình. Tôi bực bội sẵng giọng, dù tất cả đàn ông có vậy đi chăng nữa vẫn có một trường hợp ngoại lệ, đó là tôi. Tôi rất coi trọng hình tượng cá nhân, là một người đàn ông có trách nhiệm, tuyệt đối không phá rào.
Vợ tôi “thu kiếm” chưa đầy một tuần lại bắt đầu diễn trò cũ. Không chỉ tra hỏi, còn lục quần áo và cặp xách của tôi. Điều đó khiến tôi rất phản cảm. Phản cảm về sự bất tín và không tôn trọng của cô ta đối với tôi. Không biết bắt đầu từ ngày nào, mỗi lần đi làm về, tôi không còn hào hứng vội vã trở về nhà nữa. Tôi cố ý về nhà trễ để đỡ phải nghe những lời ca thán của cô ấy, không phải nhìn thấy ánh nghi ngờ trong đôi mắt đẹp của cô ấy.
Một hôm, Quỳnh – cô bạn học cùng đại học với tôi gọi điện thoại tới, nói em trai cô ấy muốn mở một hiệu thuốc, hỏi xem có thể nhờ công ty tôi được không. Cô ấy khẩn khiết mong tôi giúp đỡ vì cơ quan nơi em trai cô ấy đang làm việc đã không có lương hơn nửa năm qua rồi. Điều là bạn học cũ, tôi nhận lời ngay. Cô ấy lập tức mời tôi sau giờ làm đến nhà cô ấy. Cô và em trai cô ấy sẽ đợi tôi ở nhà, cùng thương lượng phương thức hợp tác cụ thể.
Quỳnh đã ba mươi tuổi nhưng chưa kết hôn. Tuy không xinh đẹp nhưng rất có cá tính, lịch sự, phong cách rất thoáng. Một người phụ nữ tốt như vậy nhưng vẫn dùng dằng trước cánh cửa hôn nhân, thật là chuyện lạ.
Sau khi tan giờ làm, tôi lái xe tới nhà Quỳnh. Em trai cô ấy còn có một bạn chung vốn đã đợi sẵn ở đó. Họ nhiệt tình mời tôi ngồi. Chúng tôi vừa nói chuyện, đột nhiên nghe tiếng gõ cửa. Bên ngoài vọng vào tiếng vợ tôi và em trai Quỳnh. Tôi bất ngờ, mọi người đều bất ngờ nhưng lập tức hiểu ra ngay.
Nhìn thấy đông người, vợ tôi cũng sững người. Chắc cô ấy cho rằng chỉ có tôi và Quỳnh và hẳn đang làm chuyện bậy bạ kia, không ngờ còn có hai người đàn ông nữa. Vợ tôi rất thông minh, lập tức tỉnh táo trở lại, tới trước mặt tôi, nói: “Con đang ốm, anh đi làm về lại không về nhà ngay, tới đây làm gì?”. Quỳnh đứng lên chạy sang phòng khác, lập tức vọng ra tiếng khóc. Mọi việc xảy ra trong khoảnh khắc, tôi vừa điên tiết vừa khó xử. Tôi kéo vợ ra một chỗ nói: “Có chuyện gì về nhà nói sau. Không được làm ầm ở đây”. Tôi lên xe, một mình lái đi.
Tôi lái xe lang thang trên phố. Trong đầu đầy ấp những nghi vấn và phẫn nộ. Tại sao vợ tôi biết tôi ở đây? Cô ấy bắt đầu nghi ngờ mọi hành vi của tôi từ lúc nào? Cô ấy sai ai đi theo dõi tôi? Cô ấy đã làm như vậy trong bao lâu rồi? Xem ra giống hệt như trong tiểu thuyết trinh thám.
Tôi đến nhà bố mẹ ở, chờ vợ xin lỗi, nhưng không thấy gì. Cô ấy không tới tìm tôi, cũng không gọi điện thoại. Hàng ngày tôi đi làm, tối về đi tiếp khách, trong lòng âm ỉ một cảm giác vui sướng vì được giải thoát. Trực giác mách bảo tôi, sau suốt một thời gian im lặng dài đến vậy sẽ bùng lên một kết quả mà tôi khó tưởng tượng.
Quả nhiên không ngoài dự tính của tôi. Một hôm vừa hết giờ làm, tôi vừa đi tới xe, giác quan thứ sáu đã mách bảo tôi rằng có người đang theo dõi tôi. Tôi vội quay đầu nhìn lại, không thấy ai. Tôi lặng lẽ lên xe, lái chầm chậm. Qua kính chiếc hậu, tôi thấy cậu em vợ từ một góc toà nhà đi ra. Thì ra cô ta vẫn cho theo dõi, không biết đã làm vậy bao lâu rồi, nhưng vẫn tiếp tục.
Lần này, tôi tức không thể chịu được. Cần phải kết thúc ngay kiểu nghi ngờ vô duyên vô cớ và kéo dài vô tận này. Cô ta không thèm để tâm một chút nào tới nhân cách và tôn trọng tôi. Tôi về nhà, đẩy cửa bước vào. Nhìn thấy tôi, vợ tôi có phần kinh ngạc, đứng lên. Tôi nói: “chúng ta ly hôn thôi. Ngày mai làm giấy tờ. Tôi chẳng cần gì cả. Cái nhà này cùng toàn bộ tiền của cho cô hết. Nếu cô cần con gái thì cô nuôi. Cô không cần thì tôi nuôi”. Nói xong, tôi lấy quần áo và các tài liệu cần thiết nhét vào cặp bỏ đi. Từ đầu đến cuối, cô ấy không nói câu nào, mãi cho tới khi tôi mở cửa bỏ đi, cô ấy mới hét to một câu: “Em không ly hôn!”. Rồi ào tới bíu chặt lấy tôi. Tôi đẩy ra.
Có lẽ còn hăng máu vì trẻ trung, hoặc có thể kiêu ngạo vì vừa thực hiện cú đột phá chuyển từ nghèo sang giàu, hoặc có thể phẫn nộ vì vợ tôi đã làm Quỳnh bị tổn thương, tôi quyết tâm ly hôn, kiên quyết không thay đổi. Vợ tôi không đồng ý nhưng tôi cứ gửi đơn lên toà án, cuối cùng cũng được chấp thuận cho ly hôn.
Sau khi ly hôn, tôi sống ở nhà bố mẹ. năm đó tôi ba mươi hai tuổi.
Một hôm, tôi đột nhiên phát hiện thấy một cuốn sách nghiệp vụ mà tôi cần vẫn còn để quên ở nhà vợ. Trong lúc vội vã, tôi về nhà vào buổi tối mà không báo trước cho cô ta biết. Lúc tôi đẩy cửa vào nhà, phát hiện trong nhà có một người đàn ông, lại đang mặc đồ ngủ. Tôi lập tức ân hận về hành động vội vã của mình. Không ngờ phụ nữ còn thay đổi nhanh hơn đàn ông. Vợ tôi lập tức giải thích rằng đây là bạn học tiểu học của cô ấy. Vì toa lét bị hỏng nên tới sửa giúp. Quần áo bị bẩn hết nên phải mặc tạm bộ đồ này. Tôi nói, không cần cô giải thích, tôi cũng không có tư cách để nghe. Nói xong, tôi bỏ đi, quên mất cả lấy sách.
Tôi vừa lên xe, người đàn ông đó đã đuổi theo, luôn miệng nói, xin anh đừng hiểu lầm, tôi và Hứa Tiểu Lệ không hề có chuyện gì. Tôi nói: “Hiểu lầm hay không không quan trọng. Hy vọng anh đừng lừa dối Hứa Tiểu Lệ. Hy vọng anh đối xử tối với con gái tôi. Nếu không, tôi sẽ không tha cho anh”. Anh ta lại định thanh minh nữa, nhưng toi đã phóng xe đi.
Hôm sau, vợ tôi gọi điện thoại, muốn tôi về nhà để giải thích. Tôi nói không cần. Cô ấy nói có thể anh không tin nhưng cần phải nghe, em cần phải nói rõ. Em không cho phép anh đẩy những chuyện về cơ bản không tồn tại lên người em. Sự cố chấp của đàn bà thật đáng sợ. Tôi đành nhận lời.
Tôi vừa vào nhà, vợ tôi đã nhào ngay vào lòng tôi, khóc nức nở. Tôi không sợ cô ấy gây lộn hay chửa bới, chỉ ngán nhất kiểu dùng dằng âu yếm này. Tôi ra sức đẩy cô ấy ra nhưng cô ấy cứ quấn chặt lấy người tôi, hai cánh tay trần đeo bám lấy cổ tôi. Tôi ngửi thấy mùi thơm dịu trên người cô ấy. Lý trí phòng thủ của tôi bị tấn công dữ dội, chúng tôi ngã vào nhau…
Tôi lại trở về nhà chỉ sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn đúng ba tháng.
Lại sống với nhau, nhưng trong lòng cả hai vẫn đều có vết gợn không tài nào xoá được. Chúng tôi không hề nhắc tới tại sao lại ly hôn, tại sao cô ấy lại đeo bám tôi, cô ấy đã phát hiện được điều gì…Cuộc sống vẫn như cũ nhưng không thể quay trở lại như xưa. Cả hai đều rất khách sáo, dù xảy ra mâu thuẫn gì cũng đều cố gắng khống chế mình. Vẻ bề ngoài bình thản che đậy cho một mối quan hệ tình cảm nhạt nhẽo.
Chúng tôi lại làm lại thủ tục đăng ký kết hôn. Từ Sở Tư Pháp đi ra, nhìn thấy cuốn sổ đỏ xinh xắn trong tay, tôi không hề có các giác vui sướng gì. Nhìn vợ tôi dường như cũng vậy, thậm chí mặt cô ấy còn rất lạnh lùng. Mục đích của cô ấy đã đạt được rồi, tôi đột nhiên ân hận, cảm thấy mình dễ dàng cưới lại như vậy chắc chắn sẽ lại chuốc nhiều điều không hay.
Một năm, vừa ăn Tết xong, tôi phải đi công tác sang Mỹ, đột nhiên nhận được điện thoại của mẹ tôi, kêu về gấp giải quyết chuyện gia đình. Vợ tôi tới tìm bố mẹ tôi làm ầm ĩ, nói rằng kẻ thứ ba gọi điện thoại tới nhà, nói rằng tôi là thằng không biết liêm sỉ, vẫn cứ quan hệ bậy bạ, rằng tôi không phải là con người. Bố tôi tức giận tới mức phát cơn đau tim, mẹ tôi đành gọi điện cho tôi.
Tôi chẳng còn kịp phán đoán, vứt ngay chuyện làm ăn, vội vã về nước. Vừa về đến nhà, cô ta đã lao ngay vào lòng tôi, vừa khóc vừa chửi vừa đánh.
Từ những lời trách tôi của cô ấy, tôi đã hiểu rõ mọi chuyện. Thì ra Quỳnh gọi điện cho tôi. Vợ tôi trả lời tôi không ở nhà. Quỳnh hỏi khi nào về. Vợ tôi căn vặn có chuyện gì. Quỳnh đáp chỉ là chuyện công việc, đợi tôi về sẽ nói, rồi bỏ máy. Thế là vợ tôi khẳng định ngay giữa tôi và Quỳnh có mối quan hệ không đàng hoàng, nếu không tại sao có chuyện gì lại không dám nói ra.
Tôi giải thích nhưng cô ta không thèm nghe, không ngừng chửi bới tôi bằng những từ ngữ rất bẩn thỉu. Trong những ngôn từ của cô ta, tôi đúng là một thằng lưu manh, mất dạy, khốn nạn. Không chịu nổi, tôi vớ cái gạt tàn màu hoa hồng mua kỷ niệm ngày cưới đang đặt trên bàn đập tan xuống đất. Thuỷ tinh bắn tung toé, bắn cả lên tấm kính của tủ quần áo, rồi lại rơi rào rào xuống đất. Vẫn chưa hả dạ, tôi tát cô ấy một cái. Đó là lần đầu tiên tôi đánh vợ. Cô ấy kêu ầm, chạy ra khỏi nhà.
Tôi lại bỏ nhà đi. Lần này tôi quyết tâm cho trôi sông đắm đò, vĩnh viễn không trở lại.
Lần ly hôn đầu tiên, hộ khẩu của tôi vẫn chưa chuyển. Nhưng sau lần ly hôn này, ngay ngày thứ hai, tôi đã về nhà lấy hộ khẩu để chuyển đi. Tôi quyết tâm cắt đứt với người phụ nữ này.
Lần này lại tiếp tục cuộc sống độc thân nhưng không hề thanh thản như lần trước. Vì con gái tôi đã hiểu chuyện. Cứ nhớ lại đôi mắt khiếp sợ của con gái tôi lúc chúng tôi cãi nhau, tôi lại thấy bị giày vò ghê gớm. Tình yêu có thể chết, hôn nhân có thể kết thúc, nhưng những kết cục tồi tệ đó phải để cho con gái tôi gánh chịu, quả thực đem lại tổn thương ghê gớm cho tâm hồn non nớt của nó. Nghĩ tới đây, tôi thấy mình rất có lỗi.
Quỳnh xin lỗi tôi, nói không ngờ một cú điện thoại có thể đem lại bao rắc rối và hậu quả to lớn đến vậy. Tôi đáp, không liên quan đến cô, chỉ vì cô ấy thật vô lý. Quỳnh ngây thơ hỏi: “Hôn nhân yếu đuối như vậy, đến ngay cả sự tin tưởng nhau cũng không có, khủng khiếp quá. Em không dám lấy ai đâu”. Tôi cười đau khổ, không biết giải thích ra sao.
Quỳnh thường góp ý về nghiệp vụ và cách quản lý cho công ty tôi. Sự tỉ mỉ và nhạy cảm của phụ nữ giúp tôi rất nhiều trong việc hàn gắn những vết sơ hở trong nghiệp vụ. Rồi dần dần, tôi quen trò chuyện với cô ấy về công việc, gặp phải cuộc làm ăn lớn nào cũng đều quan hỏi ý kiến cô ấy. Một phụ nữ tốt có thể tạo nên một người đàn ông thành công. Trong thời gian này, tim tôi lạnh giá, mất hết tinh thần, không tập trung nổi vào công việc. May mà có sự giúp đỡ của Quỳnh, công ty của tôi mới không xảy ra vấn đề gì. Sự gần gũi về tinh thần giữa tôi và Quỳnh ngày cành nhiều. Một lần tôi nói, hay là em về luôn công ty anh làm cố vấn cho xong. Cô ấy cười, từ chối, nói rằng nếu chuyện này truyền ra ngoài, chẳng phải lại càng chứng minh rằng những nghi ngờ của vợ anh là có lý sao. Chỉ một câu nói đã đủ khiến chúng tôi ý thức được điều gì. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng, Quỳnh đã đi sâu vào cuộc đời tôi. Bất luận về tinh thần hay về công việc, tôi đề đã dựa vào cô ấy rất nhiều.
Nếu nói tôi đã từng ngưỡng mộ Quỳnh một cách vô thức thì người thực sợ tạo điều kiện cho chúng tôi đến với nhau chính là vợ tôi. Nếu không phải vì sự nghi ngờ và điên rồ của cô ấy, mọi việc đã không xảy ra.
Có được tình yêu của Quỳnh, tôi phấn chấn và hăng say làm việc trở lại. Chúng tôi công khai quan hệ với bạn bè, đi đâu cũng có đôi. Chúng tôi thực sự yêu nhau rất chân thành. Bố mẹ tôi cũng rất tán thành sự lựa chọn của tôi. Họ đã bị vợ tôi làm náo loạn tới nhức đầu. Giờ đây khi được giải thoát rồi, họ còn vui sướng hơn tôi và cũng rất ngưỡng mộ phong cách và lối cư xử của Quỳnh. Suốt ba năm yêu nhau là quãng thời gian hạnh phúc nhất, bình yên nhất trong cuộc đời tôi. Chỉ cần có một vấn đề được đưa ra, cả hai không hẹn mà gặp đều có chung ý kiến thống nhất. Mà dù không thống nhất cũng qua bàn bạc tranh luận có thể đạt được ý kiến thống nhất.Sự gắn kết rất tự nhiên khiến tôi mê đắm. Thì ra giữa đàn ông và đàn bà còn có thể đạt tới cảnh giới như vậy. Nhớ đến đây, lòng tôi không khỏi mừng thầm đã kết thúc được cuộc hôn nhân cũ, thậm chí còn có phần cảm tạ vợ cũ.
Chúng tôi yêu nhau nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn. Mẹ tôi luôn giục giã, Quỳnh đã ba mươi lăm tuổi rồi, còn chờ gì nữa? Đúng vậy, tôi còn chờ gì nữa? Có thể trong sâu thẳm, tôi vẫn khiếp sợ hôn nhân. Cần phải biết rằng trước khi kết hôn, vợ tôi cũng rất đáng yêu. Nhưng sau khi lấy nhau, cô ấy biến thành một con người khác. Làm sao Quỳnh lại không thay đổi cơ chứ?
Một hôm, tôi đưa Quỳnh đi mua sắm, đột nhiên gặp vợ cũ và con gái. Vừa nhìn thấy tôi, con gái tôi đã nhào tới, chìa hai cánh tay xinh xắn như đôi cánh bướm về phía tôi, sung sướng kêu to: “Bố ơi, bố ơi!”.
Những tiếng gọi bố liên tiếp khiến tôi rớt nước mắt. Tôi ôm chầm lấy con. Cháu đã là học sinh lớp hai rồi, bím tóc xinh xinh được cấp một cái nơ màu đỏ hình con bướm. Nhìn thấy Quỳnh, con gái tôi cúi đầu, nhìn rất tủi thân và vẫy tay về phía tôi “Tạm biệt bố". Nó hiểu bố nó giờ đây đã không thuộc về nó nữa, mà thuộc về một phụ nữ khác. Quỳnh cười, không tự nhiên chút nào. Tôi chợt tỉnh ngộ, tình cảm của tôi và của Quỳnh dành cho con gái tôi chắc chắn rất khác nhau. Đó là điểm mà chúng tôi vĩnh viễn không thể đạt được sự thống nhất. Con gái tôi đi rồi, Quỳnh lập tức trở lại trạng thái vui vẻ như cũ, còn tôi lại đắm chìm trong những hoài niệm về con.
Hôm sau lúc đang làm việc, tôi nhận được điện thoại. Vừa nhấc ông nghe đã thấy tiếng khóc, biết ngay của vợ cũ. Tôi hỏi có chuyện gì, đừng khóc, khóc không giải quyết được vấn đề đâu. Cô ta không chịu nói, cứ khóc mãi. Tay tôi cầm ống nghe đã mỏi mà cô ấy vẫn khóc. Tôi chỉ biết nói tuy chúng ta ly dị rồi nhưng nếu em có chuyện gì, anh vẫn cố sức giúp, em cần gì, cứ nói. Cuối cùng cô ta mới chịu mở miệng: “Em cần chồng, con gái cần bố". Tôi bỏ điện thoại xuống, đó là những thứ mà tôi không thể cho cô ấy được.
Tối giao thừa 2002, con gái tôi tới nhà ông bà nội tìm tôi. Hai bàn tay xinh xinh của nó cứ giữ chặt chân tôi, ngước gương mặt xinh xắn nhìn tôi nói: “Bố ơi, con không muốn làm một đứa trẻ không có bố. Bố có thể về nhà được không?". Tôi lắc đầu: “Chuyện người lớn, trẻ con biết gì. Nhưng con mãi mãi có bố. Tuy bố mẹ không ở với nhau nhưng bố mãi là bố cửa con". Con tôi đòi: "Bố đưa con về nhà nhé".
Tôi bế con lên xe, tới cửa nhà, kêu nó đi lên. Con tôi nhất định không chịu, kêu cầu thang tối, nó sợ. Tôi nói: “Để bố cõng con lên". Con gái tôi vui sướng kêu toáng trên lưng tôi: “Bố ơi, hay quá, bố khỏe quá. Bố có mệt không?". Tôi nói, bố không mệt, nước mắt cứ trào ra. Tôi nợ con gái quá nhiều. Là một người bố, ngoại trừ tiền ra, tôi đã quan tâm được gì cho sinh linh bé bỏng này? Tôi chỉ đem lại nó một tuổi thơ tàn tật, đầy tiếc nuối. Tuổi thơ đầy thiếu hụt đó sẽ đi theo nó suốt cuộc đời, sẽ tác động tới hạnh phúc tương lai của nó.
Tôi thở phì phò leo lên cầu thang, gõ cửa và hạ con xuống. Nhưng con tôi vừa xuống đã khóa luôn cửa lại rồi chạy như bay vào phòng. Vợ tôi đột nhiên xuất hiện, quỳ trước mặt tôi. Tôi kéo cô ta đứng lên, không ngờ lại bị giằng co ngã lăn đùng ra sàn, cả hai ngồi đối điện nhau. Chúng tôi im lặng nhìn nhau. Mấy năm qua, vợ tôi già đi nhiều, khóe mắt đã có nếp nhăn mờ. Tôi đột nhiên nhận thấy người bị tổn thương nhiều nhất thực ra là cô ta, chứ không phải tôi. Cô ấy lại nhào tới, ôm chặt lấy tôi, thổn thức không ngừng: "Em sẽ không quản lý anh nữa. Anh đi với ai cũng được. Nhưng cái nhà này không thể không có anh". Giống hệt phương pháp ba năm trước đây.
Nhưng tôi bây giờ và tôi của ba năm trước đã khác nhau. Tôi đã hứa với Quỳnh, dù không làm thủ tục kết hôn nhưng tình cảm suốt ba năm qua không thể thích nói bỏ là bỏ được. Tôi cố gắng gỡ vợ ra nhưng không được, lại còn nói đi nói lại: “Nếu hôm nay anh không nhận lời, em sẽ không đứng dậy đâu. Hôm nay nếu anh bước ra khỏi cái cửa này, em sẽ lập tức chết cho anh coi. Em muốn anh và cô ta có lấy nhau cũng không được bình an. Em muốn suốt đời anh sẽ bị lương tâm cắn rứt. Em muốn con gái hận anh suốt đời. Di chúc em đã viết rồi, để ở nhà mẹ. Em nói thật đấy”. Ánh mắt cô ta đầy tuyệt vọng và điên rồ khiến tôi lo lắng.
Chúng tôi cứ đối nhau mãi như vậy, cuối cùng vẫn là tôi bại trận. Tôi không muốn cô ta chết. Lương tâm cắn rứt là một chuyện, nhưng lớn hơn nữa là tôi không thể đối mặt với con gái. Con gái tôi có thể vì vậy mà hận tôi suốt đời. Nếu còn gây ra hành động gì quá khích, xảy ra hậu quả tệ hại nào, cuộc sống tôi còn có ý nghĩa gì. Dù tôi và Quỳnh có cưới nhau cũng không thể có hạnh phúc. Day dứt, bóng tối sẽ luôn đè nặng cuộc đời tôi.
Bị vợ uy hiếp, và nước mắt cầu xin của con gái, tôi quyết định lại về nhà lần nữa. Trở về cái chỗ mà tôi không muốn về. Trở về căn nhà mà tôi thực sự đã không còn tư cách trở về. Bởi vì trở về tức là tôi đã làm tổn thương nghiêm trọng đến một phụ nữ khác.
Tôi không biết phải nói với Quỳnh về chuyện này như thế nào. Tôi không dám nhìn cô ấy, đành nghĩ ra một cách chả ra sao. Một tối, tôi mời một vài người bạn thân và em trai của Quỳnh đi ăn. Mọi người hỏi lý do, tôi đáp để chúc mừng tôi sắp kết thúc cuộc sống độc thân. Họ cho rằng tôi và Quỳnh sắp kết hôn nên tranh nhau hỏi ngày cưới. Tôi đáp không phải là kết hôn, mà là tái hôn, trở lại với vợ cũ. Vừa nghe, mọi người lặng đi. Em trai Quỳnh biến sắc mặt. Dù chúng tôi đã là bạn lâu năm, về nghiệp vụ anh ta phải phụ thuộc vào tôi, nhưng anh ấy vẫn đứng lên, đẩy bàn ra, bỏ đi. Anh không đạp đổ bàn coi như đã nể mặt tôi lắm rồi. Tôi nhận được những lời trách móc giống nhau của tất cả bạn bè. Nhưng dù phải nghe nặng lời đến đâu, tôi vẫn không trả lời, chỉ lao vào uống. Uống say đến nỗi khi tôi tỉnh lại đã là buổi tối hôm sau. Tôi đang nằm trong căn nhà mà ba năm trước tôi đã bỏ đi, bên cạnh là vợ và con gái.
Từ đó tôi không hề gặp lại Quỳnh. Cô ấy không cho tôi một cơ hội giải thích. Một tình yêu đang say đắm chợt phải kết thúc đau đớn như vậy.
Vợ tôi vẫn không dẹp được thói đa nghi, chỉ có điều thay đổi phương pháp. Cô ấy luôn dùng đôi mắt đầy ngờ vực nhìn tôi trước mọi lý do khi tôi về nhà muộn. Đôi mắt đó đã không còn xinh đẹp, mà tràn ngập nghi ngờ và hận thù. Theo logic của cô ấy, đàn ông có tiền đều trở thành hư hỏng. Đương nhiên, tôi cũng không loại trừ.
Chúng tôi không trò chuyện được với nhau, chỉ cùng sống chung dưới một mái nhà. Còn người hiểu và hết mực yêu tôi lại trôi dạt nơi chân trời nào. Nhưng dù sao, tôi vẫn vô cùng cảm tạ Quỳnh. Cô ấy đã giúp tôi hiểu được tình yêu ở một cảnh giới khác. Nếu không, là một thằng đàn ông, tôi đã sống phí phạm cả quãng đời này.
Hai lần ly hôn rồi lại tái hôn đều không phải là điều tôi mong mỏi. Nhưng cuộc đời một con người có biết bao điều bất lực. Một người đàn ông trọng trách nhiệm và nghĩa vụ, làm việc gì cũng có trước có sau quả thật sống rất mệt.
Chúng tôi không hề làm thủ tục cưới lại. Tôi đã nhìn thấy trên bàn một tờ giấy giới thiệu đăng ký kết hôn, có con dấu cơ quan vợ tôi. Cô ấy ngầm báo với tôi, nhưng tôi giả vờ không nhìn thấy. Cô ấy cũng không hỏi thêm, trong lòng cả hai đều quá rõ.
Nếu nói rằng tình yêu là tất cả của phụ nữ, thì đối với đàn ông, chí ít nó chỉ được một nửa. Giờ đây, tôi vẫn chưa muốn vứt đi con bài bỏ nhà đi bất cứ lúc nào. Có con bài đó, vợ tôi phải biết điều đôi chút, không dám quá hỗn láo nữa. Có thể cô ấy còn nghi ngờ nhưng không dám theo dõi nữa, lại càng không dám làm ầm ĩ với tôi. Về mặt luật pháp, tôi không phải là chồng của cô ấy. Tôi có quyền đi xé rào. Có con bài này, đợi sau con gái vào đại học, tôi còn có thể đi ra khỏi căn nhà nhà, bắt đầu tìm kiếm lại một tình yêu mà tôi đã từng đánh mất. Tôi vẫn phải sử dụng kiểu “đồng sàng dị mộng” để duy trì sự yên tĩnh của cuộc hôn nhân này. Đó là điều nhục nhã nhất của một thằng đàn ông.
Năm ngoái, vợ tôi mắc bệnh ung thư tử cung. Tôi tìm cho cô ấy bác sĩ giỏi nhất, bệnh viện tốt nhất để làm phẫu thuật, tốn kém không biết bao nhiêu tiền. Mỗi lần tới bệnh viện thăm nom, cô ấy đều cám ơn tôi không ngớt. Những lời xôi thịt đó chỉ khiến tôi thấy nực cười, không chút cảm động. Tôi đã làm tất cả chỉ để duy trì căn nhà này, vì con gái, vì trách nhiệm và nghĩa vụ, không hề liên quan tới tình cảm và tình yêu.
Tôi sắp bước vào tuổi tứ tuần. Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ, lẽ nào tôi vẫn cứ mãi phải trở thành kẻ chung phòng phi pháp bất đắc đĩ?
Năm 1995, một người bạn học đại học của tôi du học từ Mỹ về, làm đại diện nghiệp vụ cho một công ty thiết bị y tế nước ngoài. Anh ta tới tìm tôi, mời vào làm việc trong công ty của anh ta, các chính sách ưu đãi rất khá. Tôi quyết định nghỉ việc, không làm bác sĩ nữa mà theo bạn đi buôn. Khi thương lượng chuyện này, vợ tôi ngước nhìn tôi bằng đôi mắt to lóng lánh nước. Cũng chính vì đôi mắt đó, tôi đã mê mẩn và yêu cô. Cô nói: “Thế là sau này ban ngày em không được nhìn thấy anh nữa. Em không yên tâm chút nào”. Tôi ôm lấy cô, an ui: “Yên tâm đi. Em xinh đẹp như thế này, không ai có thể thay thế được em đâu”. Quả thực vợ tôi rất đẹp, là một trong ba bông hoa ở bệnh viện nơi tôi làm việc. Chúng tôi lấy nhau rất lâu rồi, vẫn còn nhiều chàng trai si tình đeo đuổi cô.
Vì tôi tốt nghiệp đại học Y khoa, bạn bè hầu như đều làm việc ở bệnh viện. Quan hệ và nghiệp vụ đều rất tốt, khiến công ty rất nhanh mở được thị trường. Lợi nhuận quá mức tưởng tượng khiến tôi nhanh chóng gia nhập vào tầng lớp những người giàu có. Chẳng bao lâu tôi được thăng chức lên tổng giám đốc.
Từ ngày ra ngoài làm, tối nào về nhà, tôi cũng đều bị vợ căn vặn: “Tối nay anh đi đâu? Gặp ai? Ăn cơm với ai? Nam hay nữ? Nữ có trẻ không? Có xinh không?...”. Các câu hỏi của cô không ngớt. Thoạt đầu tôi còn thấy buồn cười, cho rằng vì yêu mình quá nên cô ấy không yên tâm. Ghen tuông là hình thức biểu hiện của tình yêu thái quá. Chỉ vì yêu, không thể trách được. Do vậy tôi thường trả lời rất tỉ mỉ, chân thực các câu hỏi của cô ấy. Nhưng những lúc công việc không được thuận lợi, lại sau một ngày làm việc vất vả, cứ phải nghe cô ấy vặn vẹo không ngớt, tôi bắt đầu thấy chán ngán.
Một lần, cô ấy lại bắt đầu tra hỏi, tôi liền nói: “Em không thấy ngán sao? Anh là chồng em, chứ không phải là phạm nhân. Em có quyền gì tra hỏi anh như vậy? Nếu em thấy không yên tâm thì thôi, bỏ nhau luôn đi”. Cô ấy lặng đi rồi khóc oà lên. Nhìn bộ dạng đáng thương của cô ấy,tôi lại ân hận, vội vàng dỗ dành. Cô ấy nói rất ấm ức, chỉ vì không an tâm về tôi, sợ tôi học phải những thói hư tật xấu, sợ tôi quen với những phụ nữ khác. Tôi thấy nực cười. Thế giới này kỳ quặc thật. Phụ nữ làm sao thế nhỉ? Dường như tất cả đàn ông giàu có trên thế giới đều ngoại tình. Tôi bực bội sẵng giọng, dù tất cả đàn ông có vậy đi chăng nữa vẫn có một trường hợp ngoại lệ, đó là tôi. Tôi rất coi trọng hình tượng cá nhân, là một người đàn ông có trách nhiệm, tuyệt đối không phá rào.
Vợ tôi “thu kiếm” chưa đầy một tuần lại bắt đầu diễn trò cũ. Không chỉ tra hỏi, còn lục quần áo và cặp xách của tôi. Điều đó khiến tôi rất phản cảm. Phản cảm về sự bất tín và không tôn trọng của cô ta đối với tôi. Không biết bắt đầu từ ngày nào, mỗi lần đi làm về, tôi không còn hào hứng vội vã trở về nhà nữa. Tôi cố ý về nhà trễ để đỡ phải nghe những lời ca thán của cô ấy, không phải nhìn thấy ánh nghi ngờ trong đôi mắt đẹp của cô ấy.
Một hôm, Quỳnh – cô bạn học cùng đại học với tôi gọi điện thoại tới, nói em trai cô ấy muốn mở một hiệu thuốc, hỏi xem có thể nhờ công ty tôi được không. Cô ấy khẩn khiết mong tôi giúp đỡ vì cơ quan nơi em trai cô ấy đang làm việc đã không có lương hơn nửa năm qua rồi. Điều là bạn học cũ, tôi nhận lời ngay. Cô ấy lập tức mời tôi sau giờ làm đến nhà cô ấy. Cô và em trai cô ấy sẽ đợi tôi ở nhà, cùng thương lượng phương thức hợp tác cụ thể.
Quỳnh đã ba mươi tuổi nhưng chưa kết hôn. Tuy không xinh đẹp nhưng rất có cá tính, lịch sự, phong cách rất thoáng. Một người phụ nữ tốt như vậy nhưng vẫn dùng dằng trước cánh cửa hôn nhân, thật là chuyện lạ.
Sau khi tan giờ làm, tôi lái xe tới nhà Quỳnh. Em trai cô ấy còn có một bạn chung vốn đã đợi sẵn ở đó. Họ nhiệt tình mời tôi ngồi. Chúng tôi vừa nói chuyện, đột nhiên nghe tiếng gõ cửa. Bên ngoài vọng vào tiếng vợ tôi và em trai Quỳnh. Tôi bất ngờ, mọi người đều bất ngờ nhưng lập tức hiểu ra ngay.
Nhìn thấy đông người, vợ tôi cũng sững người. Chắc cô ấy cho rằng chỉ có tôi và Quỳnh và hẳn đang làm chuyện bậy bạ kia, không ngờ còn có hai người đàn ông nữa. Vợ tôi rất thông minh, lập tức tỉnh táo trở lại, tới trước mặt tôi, nói: “Con đang ốm, anh đi làm về lại không về nhà ngay, tới đây làm gì?”. Quỳnh đứng lên chạy sang phòng khác, lập tức vọng ra tiếng khóc. Mọi việc xảy ra trong khoảnh khắc, tôi vừa điên tiết vừa khó xử. Tôi kéo vợ ra một chỗ nói: “Có chuyện gì về nhà nói sau. Không được làm ầm ở đây”. Tôi lên xe, một mình lái đi.
Tôi lái xe lang thang trên phố. Trong đầu đầy ấp những nghi vấn và phẫn nộ. Tại sao vợ tôi biết tôi ở đây? Cô ấy bắt đầu nghi ngờ mọi hành vi của tôi từ lúc nào? Cô ấy sai ai đi theo dõi tôi? Cô ấy đã làm như vậy trong bao lâu rồi? Xem ra giống hệt như trong tiểu thuyết trinh thám.
Tôi đến nhà bố mẹ ở, chờ vợ xin lỗi, nhưng không thấy gì. Cô ấy không tới tìm tôi, cũng không gọi điện thoại. Hàng ngày tôi đi làm, tối về đi tiếp khách, trong lòng âm ỉ một cảm giác vui sướng vì được giải thoát. Trực giác mách bảo tôi, sau suốt một thời gian im lặng dài đến vậy sẽ bùng lên một kết quả mà tôi khó tưởng tượng.
Quả nhiên không ngoài dự tính của tôi. Một hôm vừa hết giờ làm, tôi vừa đi tới xe, giác quan thứ sáu đã mách bảo tôi rằng có người đang theo dõi tôi. Tôi vội quay đầu nhìn lại, không thấy ai. Tôi lặng lẽ lên xe, lái chầm chậm. Qua kính chiếc hậu, tôi thấy cậu em vợ từ một góc toà nhà đi ra. Thì ra cô ta vẫn cho theo dõi, không biết đã làm vậy bao lâu rồi, nhưng vẫn tiếp tục.
Lần này, tôi tức không thể chịu được. Cần phải kết thúc ngay kiểu nghi ngờ vô duyên vô cớ và kéo dài vô tận này. Cô ta không thèm để tâm một chút nào tới nhân cách và tôn trọng tôi. Tôi về nhà, đẩy cửa bước vào. Nhìn thấy tôi, vợ tôi có phần kinh ngạc, đứng lên. Tôi nói: “chúng ta ly hôn thôi. Ngày mai làm giấy tờ. Tôi chẳng cần gì cả. Cái nhà này cùng toàn bộ tiền của cho cô hết. Nếu cô cần con gái thì cô nuôi. Cô không cần thì tôi nuôi”. Nói xong, tôi lấy quần áo và các tài liệu cần thiết nhét vào cặp bỏ đi. Từ đầu đến cuối, cô ấy không nói câu nào, mãi cho tới khi tôi mở cửa bỏ đi, cô ấy mới hét to một câu: “Em không ly hôn!”. Rồi ào tới bíu chặt lấy tôi. Tôi đẩy ra.
Có lẽ còn hăng máu vì trẻ trung, hoặc có thể kiêu ngạo vì vừa thực hiện cú đột phá chuyển từ nghèo sang giàu, hoặc có thể phẫn nộ vì vợ tôi đã làm Quỳnh bị tổn thương, tôi quyết tâm ly hôn, kiên quyết không thay đổi. Vợ tôi không đồng ý nhưng tôi cứ gửi đơn lên toà án, cuối cùng cũng được chấp thuận cho ly hôn.
Sau khi ly hôn, tôi sống ở nhà bố mẹ. năm đó tôi ba mươi hai tuổi.
Một hôm, tôi đột nhiên phát hiện thấy một cuốn sách nghiệp vụ mà tôi cần vẫn còn để quên ở nhà vợ. Trong lúc vội vã, tôi về nhà vào buổi tối mà không báo trước cho cô ta biết. Lúc tôi đẩy cửa vào nhà, phát hiện trong nhà có một người đàn ông, lại đang mặc đồ ngủ. Tôi lập tức ân hận về hành động vội vã của mình. Không ngờ phụ nữ còn thay đổi nhanh hơn đàn ông. Vợ tôi lập tức giải thích rằng đây là bạn học tiểu học của cô ấy. Vì toa lét bị hỏng nên tới sửa giúp. Quần áo bị bẩn hết nên phải mặc tạm bộ đồ này. Tôi nói, không cần cô giải thích, tôi cũng không có tư cách để nghe. Nói xong, tôi bỏ đi, quên mất cả lấy sách.
Tôi vừa lên xe, người đàn ông đó đã đuổi theo, luôn miệng nói, xin anh đừng hiểu lầm, tôi và Hứa Tiểu Lệ không hề có chuyện gì. Tôi nói: “Hiểu lầm hay không không quan trọng. Hy vọng anh đừng lừa dối Hứa Tiểu Lệ. Hy vọng anh đối xử tối với con gái tôi. Nếu không, tôi sẽ không tha cho anh”. Anh ta lại định thanh minh nữa, nhưng toi đã phóng xe đi.
Hôm sau, vợ tôi gọi điện thoại, muốn tôi về nhà để giải thích. Tôi nói không cần. Cô ấy nói có thể anh không tin nhưng cần phải nghe, em cần phải nói rõ. Em không cho phép anh đẩy những chuyện về cơ bản không tồn tại lên người em. Sự cố chấp của đàn bà thật đáng sợ. Tôi đành nhận lời.
Tôi vừa vào nhà, vợ tôi đã nhào ngay vào lòng tôi, khóc nức nở. Tôi không sợ cô ấy gây lộn hay chửa bới, chỉ ngán nhất kiểu dùng dằng âu yếm này. Tôi ra sức đẩy cô ấy ra nhưng cô ấy cứ quấn chặt lấy người tôi, hai cánh tay trần đeo bám lấy cổ tôi. Tôi ngửi thấy mùi thơm dịu trên người cô ấy. Lý trí phòng thủ của tôi bị tấn công dữ dội, chúng tôi ngã vào nhau…
Tôi lại trở về nhà chỉ sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn đúng ba tháng.
Lại sống với nhau, nhưng trong lòng cả hai vẫn đều có vết gợn không tài nào xoá được. Chúng tôi không hề nhắc tới tại sao lại ly hôn, tại sao cô ấy lại đeo bám tôi, cô ấy đã phát hiện được điều gì…Cuộc sống vẫn như cũ nhưng không thể quay trở lại như xưa. Cả hai đều rất khách sáo, dù xảy ra mâu thuẫn gì cũng đều cố gắng khống chế mình. Vẻ bề ngoài bình thản che đậy cho một mối quan hệ tình cảm nhạt nhẽo.
Chúng tôi lại làm lại thủ tục đăng ký kết hôn. Từ Sở Tư Pháp đi ra, nhìn thấy cuốn sổ đỏ xinh xắn trong tay, tôi không hề có các giác vui sướng gì. Nhìn vợ tôi dường như cũng vậy, thậm chí mặt cô ấy còn rất lạnh lùng. Mục đích của cô ấy đã đạt được rồi, tôi đột nhiên ân hận, cảm thấy mình dễ dàng cưới lại như vậy chắc chắn sẽ lại chuốc nhiều điều không hay.
Một năm, vừa ăn Tết xong, tôi phải đi công tác sang Mỹ, đột nhiên nhận được điện thoại của mẹ tôi, kêu về gấp giải quyết chuyện gia đình. Vợ tôi tới tìm bố mẹ tôi làm ầm ĩ, nói rằng kẻ thứ ba gọi điện thoại tới nhà, nói rằng tôi là thằng không biết liêm sỉ, vẫn cứ quan hệ bậy bạ, rằng tôi không phải là con người. Bố tôi tức giận tới mức phát cơn đau tim, mẹ tôi đành gọi điện cho tôi.
Tôi chẳng còn kịp phán đoán, vứt ngay chuyện làm ăn, vội vã về nước. Vừa về đến nhà, cô ta đã lao ngay vào lòng tôi, vừa khóc vừa chửi vừa đánh.
Từ những lời trách tôi của cô ấy, tôi đã hiểu rõ mọi chuyện. Thì ra Quỳnh gọi điện cho tôi. Vợ tôi trả lời tôi không ở nhà. Quỳnh hỏi khi nào về. Vợ tôi căn vặn có chuyện gì. Quỳnh đáp chỉ là chuyện công việc, đợi tôi về sẽ nói, rồi bỏ máy. Thế là vợ tôi khẳng định ngay giữa tôi và Quỳnh có mối quan hệ không đàng hoàng, nếu không tại sao có chuyện gì lại không dám nói ra.
Tôi giải thích nhưng cô ta không thèm nghe, không ngừng chửi bới tôi bằng những từ ngữ rất bẩn thỉu. Trong những ngôn từ của cô ta, tôi đúng là một thằng lưu manh, mất dạy, khốn nạn. Không chịu nổi, tôi vớ cái gạt tàn màu hoa hồng mua kỷ niệm ngày cưới đang đặt trên bàn đập tan xuống đất. Thuỷ tinh bắn tung toé, bắn cả lên tấm kính của tủ quần áo, rồi lại rơi rào rào xuống đất. Vẫn chưa hả dạ, tôi tát cô ấy một cái. Đó là lần đầu tiên tôi đánh vợ. Cô ấy kêu ầm, chạy ra khỏi nhà.
Tôi lại bỏ nhà đi. Lần này tôi quyết tâm cho trôi sông đắm đò, vĩnh viễn không trở lại.
Lần ly hôn đầu tiên, hộ khẩu của tôi vẫn chưa chuyển. Nhưng sau lần ly hôn này, ngay ngày thứ hai, tôi đã về nhà lấy hộ khẩu để chuyển đi. Tôi quyết tâm cắt đứt với người phụ nữ này.
Lần này lại tiếp tục cuộc sống độc thân nhưng không hề thanh thản như lần trước. Vì con gái tôi đã hiểu chuyện. Cứ nhớ lại đôi mắt khiếp sợ của con gái tôi lúc chúng tôi cãi nhau, tôi lại thấy bị giày vò ghê gớm. Tình yêu có thể chết, hôn nhân có thể kết thúc, nhưng những kết cục tồi tệ đó phải để cho con gái tôi gánh chịu, quả thực đem lại tổn thương ghê gớm cho tâm hồn non nớt của nó. Nghĩ tới đây, tôi thấy mình rất có lỗi.
Quỳnh xin lỗi tôi, nói không ngờ một cú điện thoại có thể đem lại bao rắc rối và hậu quả to lớn đến vậy. Tôi đáp, không liên quan đến cô, chỉ vì cô ấy thật vô lý. Quỳnh ngây thơ hỏi: “Hôn nhân yếu đuối như vậy, đến ngay cả sự tin tưởng nhau cũng không có, khủng khiếp quá. Em không dám lấy ai đâu”. Tôi cười đau khổ, không biết giải thích ra sao.
Quỳnh thường góp ý về nghiệp vụ và cách quản lý cho công ty tôi. Sự tỉ mỉ và nhạy cảm của phụ nữ giúp tôi rất nhiều trong việc hàn gắn những vết sơ hở trong nghiệp vụ. Rồi dần dần, tôi quen trò chuyện với cô ấy về công việc, gặp phải cuộc làm ăn lớn nào cũng đều quan hỏi ý kiến cô ấy. Một phụ nữ tốt có thể tạo nên một người đàn ông thành công. Trong thời gian này, tim tôi lạnh giá, mất hết tinh thần, không tập trung nổi vào công việc. May mà có sự giúp đỡ của Quỳnh, công ty của tôi mới không xảy ra vấn đề gì. Sự gần gũi về tinh thần giữa tôi và Quỳnh ngày cành nhiều. Một lần tôi nói, hay là em về luôn công ty anh làm cố vấn cho xong. Cô ấy cười, từ chối, nói rằng nếu chuyện này truyền ra ngoài, chẳng phải lại càng chứng minh rằng những nghi ngờ của vợ anh là có lý sao. Chỉ một câu nói đã đủ khiến chúng tôi ý thức được điều gì. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng, Quỳnh đã đi sâu vào cuộc đời tôi. Bất luận về tinh thần hay về công việc, tôi đề đã dựa vào cô ấy rất nhiều.
Nếu nói tôi đã từng ngưỡng mộ Quỳnh một cách vô thức thì người thực sợ tạo điều kiện cho chúng tôi đến với nhau chính là vợ tôi. Nếu không phải vì sự nghi ngờ và điên rồ của cô ấy, mọi việc đã không xảy ra.
Có được tình yêu của Quỳnh, tôi phấn chấn và hăng say làm việc trở lại. Chúng tôi công khai quan hệ với bạn bè, đi đâu cũng có đôi. Chúng tôi thực sự yêu nhau rất chân thành. Bố mẹ tôi cũng rất tán thành sự lựa chọn của tôi. Họ đã bị vợ tôi làm náo loạn tới nhức đầu. Giờ đây khi được giải thoát rồi, họ còn vui sướng hơn tôi và cũng rất ngưỡng mộ phong cách và lối cư xử của Quỳnh. Suốt ba năm yêu nhau là quãng thời gian hạnh phúc nhất, bình yên nhất trong cuộc đời tôi. Chỉ cần có một vấn đề được đưa ra, cả hai không hẹn mà gặp đều có chung ý kiến thống nhất. Mà dù không thống nhất cũng qua bàn bạc tranh luận có thể đạt được ý kiến thống nhất.Sự gắn kết rất tự nhiên khiến tôi mê đắm. Thì ra giữa đàn ông và đàn bà còn có thể đạt tới cảnh giới như vậy. Nhớ đến đây, lòng tôi không khỏi mừng thầm đã kết thúc được cuộc hôn nhân cũ, thậm chí còn có phần cảm tạ vợ cũ.
Chúng tôi yêu nhau nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn. Mẹ tôi luôn giục giã, Quỳnh đã ba mươi lăm tuổi rồi, còn chờ gì nữa? Đúng vậy, tôi còn chờ gì nữa? Có thể trong sâu thẳm, tôi vẫn khiếp sợ hôn nhân. Cần phải biết rằng trước khi kết hôn, vợ tôi cũng rất đáng yêu. Nhưng sau khi lấy nhau, cô ấy biến thành một con người khác. Làm sao Quỳnh lại không thay đổi cơ chứ?
Một hôm, tôi đưa Quỳnh đi mua sắm, đột nhiên gặp vợ cũ và con gái. Vừa nhìn thấy tôi, con gái tôi đã nhào tới, chìa hai cánh tay xinh xắn như đôi cánh bướm về phía tôi, sung sướng kêu to: “Bố ơi, bố ơi!”.
Những tiếng gọi bố liên tiếp khiến tôi rớt nước mắt. Tôi ôm chầm lấy con. Cháu đã là học sinh lớp hai rồi, bím tóc xinh xinh được cấp một cái nơ màu đỏ hình con bướm. Nhìn thấy Quỳnh, con gái tôi cúi đầu, nhìn rất tủi thân và vẫy tay về phía tôi “Tạm biệt bố". Nó hiểu bố nó giờ đây đã không thuộc về nó nữa, mà thuộc về một phụ nữ khác. Quỳnh cười, không tự nhiên chút nào. Tôi chợt tỉnh ngộ, tình cảm của tôi và của Quỳnh dành cho con gái tôi chắc chắn rất khác nhau. Đó là điểm mà chúng tôi vĩnh viễn không thể đạt được sự thống nhất. Con gái tôi đi rồi, Quỳnh lập tức trở lại trạng thái vui vẻ như cũ, còn tôi lại đắm chìm trong những hoài niệm về con.
Hôm sau lúc đang làm việc, tôi nhận được điện thoại. Vừa nhấc ông nghe đã thấy tiếng khóc, biết ngay của vợ cũ. Tôi hỏi có chuyện gì, đừng khóc, khóc không giải quyết được vấn đề đâu. Cô ta không chịu nói, cứ khóc mãi. Tay tôi cầm ống nghe đã mỏi mà cô ấy vẫn khóc. Tôi chỉ biết nói tuy chúng ta ly dị rồi nhưng nếu em có chuyện gì, anh vẫn cố sức giúp, em cần gì, cứ nói. Cuối cùng cô ta mới chịu mở miệng: “Em cần chồng, con gái cần bố". Tôi bỏ điện thoại xuống, đó là những thứ mà tôi không thể cho cô ấy được.
Tối giao thừa 2002, con gái tôi tới nhà ông bà nội tìm tôi. Hai bàn tay xinh xinh của nó cứ giữ chặt chân tôi, ngước gương mặt xinh xắn nhìn tôi nói: “Bố ơi, con không muốn làm một đứa trẻ không có bố. Bố có thể về nhà được không?". Tôi lắc đầu: “Chuyện người lớn, trẻ con biết gì. Nhưng con mãi mãi có bố. Tuy bố mẹ không ở với nhau nhưng bố mãi là bố cửa con". Con tôi đòi: "Bố đưa con về nhà nhé".
Tôi bế con lên xe, tới cửa nhà, kêu nó đi lên. Con tôi nhất định không chịu, kêu cầu thang tối, nó sợ. Tôi nói: “Để bố cõng con lên". Con gái tôi vui sướng kêu toáng trên lưng tôi: “Bố ơi, hay quá, bố khỏe quá. Bố có mệt không?". Tôi nói, bố không mệt, nước mắt cứ trào ra. Tôi nợ con gái quá nhiều. Là một người bố, ngoại trừ tiền ra, tôi đã quan tâm được gì cho sinh linh bé bỏng này? Tôi chỉ đem lại nó một tuổi thơ tàn tật, đầy tiếc nuối. Tuổi thơ đầy thiếu hụt đó sẽ đi theo nó suốt cuộc đời, sẽ tác động tới hạnh phúc tương lai của nó.
Tôi thở phì phò leo lên cầu thang, gõ cửa và hạ con xuống. Nhưng con tôi vừa xuống đã khóa luôn cửa lại rồi chạy như bay vào phòng. Vợ tôi đột nhiên xuất hiện, quỳ trước mặt tôi. Tôi kéo cô ta đứng lên, không ngờ lại bị giằng co ngã lăn đùng ra sàn, cả hai ngồi đối điện nhau. Chúng tôi im lặng nhìn nhau. Mấy năm qua, vợ tôi già đi nhiều, khóe mắt đã có nếp nhăn mờ. Tôi đột nhiên nhận thấy người bị tổn thương nhiều nhất thực ra là cô ta, chứ không phải tôi. Cô ấy lại nhào tới, ôm chặt lấy tôi, thổn thức không ngừng: "Em sẽ không quản lý anh nữa. Anh đi với ai cũng được. Nhưng cái nhà này không thể không có anh". Giống hệt phương pháp ba năm trước đây.
Nhưng tôi bây giờ và tôi của ba năm trước đã khác nhau. Tôi đã hứa với Quỳnh, dù không làm thủ tục kết hôn nhưng tình cảm suốt ba năm qua không thể thích nói bỏ là bỏ được. Tôi cố gắng gỡ vợ ra nhưng không được, lại còn nói đi nói lại: “Nếu hôm nay anh không nhận lời, em sẽ không đứng dậy đâu. Hôm nay nếu anh bước ra khỏi cái cửa này, em sẽ lập tức chết cho anh coi. Em muốn anh và cô ta có lấy nhau cũng không được bình an. Em muốn suốt đời anh sẽ bị lương tâm cắn rứt. Em muốn con gái hận anh suốt đời. Di chúc em đã viết rồi, để ở nhà mẹ. Em nói thật đấy”. Ánh mắt cô ta đầy tuyệt vọng và điên rồ khiến tôi lo lắng.
Chúng tôi cứ đối nhau mãi như vậy, cuối cùng vẫn là tôi bại trận. Tôi không muốn cô ta chết. Lương tâm cắn rứt là một chuyện, nhưng lớn hơn nữa là tôi không thể đối mặt với con gái. Con gái tôi có thể vì vậy mà hận tôi suốt đời. Nếu còn gây ra hành động gì quá khích, xảy ra hậu quả tệ hại nào, cuộc sống tôi còn có ý nghĩa gì. Dù tôi và Quỳnh có cưới nhau cũng không thể có hạnh phúc. Day dứt, bóng tối sẽ luôn đè nặng cuộc đời tôi.
Bị vợ uy hiếp, và nước mắt cầu xin của con gái, tôi quyết định lại về nhà lần nữa. Trở về cái chỗ mà tôi không muốn về. Trở về căn nhà mà tôi thực sự đã không còn tư cách trở về. Bởi vì trở về tức là tôi đã làm tổn thương nghiêm trọng đến một phụ nữ khác.
Tôi không biết phải nói với Quỳnh về chuyện này như thế nào. Tôi không dám nhìn cô ấy, đành nghĩ ra một cách chả ra sao. Một tối, tôi mời một vài người bạn thân và em trai của Quỳnh đi ăn. Mọi người hỏi lý do, tôi đáp để chúc mừng tôi sắp kết thúc cuộc sống độc thân. Họ cho rằng tôi và Quỳnh sắp kết hôn nên tranh nhau hỏi ngày cưới. Tôi đáp không phải là kết hôn, mà là tái hôn, trở lại với vợ cũ. Vừa nghe, mọi người lặng đi. Em trai Quỳnh biến sắc mặt. Dù chúng tôi đã là bạn lâu năm, về nghiệp vụ anh ta phải phụ thuộc vào tôi, nhưng anh ấy vẫn đứng lên, đẩy bàn ra, bỏ đi. Anh không đạp đổ bàn coi như đã nể mặt tôi lắm rồi. Tôi nhận được những lời trách móc giống nhau của tất cả bạn bè. Nhưng dù phải nghe nặng lời đến đâu, tôi vẫn không trả lời, chỉ lao vào uống. Uống say đến nỗi khi tôi tỉnh lại đã là buổi tối hôm sau. Tôi đang nằm trong căn nhà mà ba năm trước tôi đã bỏ đi, bên cạnh là vợ và con gái.
Từ đó tôi không hề gặp lại Quỳnh. Cô ấy không cho tôi một cơ hội giải thích. Một tình yêu đang say đắm chợt phải kết thúc đau đớn như vậy.
Vợ tôi vẫn không dẹp được thói đa nghi, chỉ có điều thay đổi phương pháp. Cô ấy luôn dùng đôi mắt đầy ngờ vực nhìn tôi trước mọi lý do khi tôi về nhà muộn. Đôi mắt đó đã không còn xinh đẹp, mà tràn ngập nghi ngờ và hận thù. Theo logic của cô ấy, đàn ông có tiền đều trở thành hư hỏng. Đương nhiên, tôi cũng không loại trừ.
Chúng tôi không trò chuyện được với nhau, chỉ cùng sống chung dưới một mái nhà. Còn người hiểu và hết mực yêu tôi lại trôi dạt nơi chân trời nào. Nhưng dù sao, tôi vẫn vô cùng cảm tạ Quỳnh. Cô ấy đã giúp tôi hiểu được tình yêu ở một cảnh giới khác. Nếu không, là một thằng đàn ông, tôi đã sống phí phạm cả quãng đời này.
Hai lần ly hôn rồi lại tái hôn đều không phải là điều tôi mong mỏi. Nhưng cuộc đời một con người có biết bao điều bất lực. Một người đàn ông trọng trách nhiệm và nghĩa vụ, làm việc gì cũng có trước có sau quả thật sống rất mệt.
Chúng tôi không hề làm thủ tục cưới lại. Tôi đã nhìn thấy trên bàn một tờ giấy giới thiệu đăng ký kết hôn, có con dấu cơ quan vợ tôi. Cô ấy ngầm báo với tôi, nhưng tôi giả vờ không nhìn thấy. Cô ấy cũng không hỏi thêm, trong lòng cả hai đều quá rõ.
Nếu nói rằng tình yêu là tất cả của phụ nữ, thì đối với đàn ông, chí ít nó chỉ được một nửa. Giờ đây, tôi vẫn chưa muốn vứt đi con bài bỏ nhà đi bất cứ lúc nào. Có con bài đó, vợ tôi phải biết điều đôi chút, không dám quá hỗn láo nữa. Có thể cô ấy còn nghi ngờ nhưng không dám theo dõi nữa, lại càng không dám làm ầm ĩ với tôi. Về mặt luật pháp, tôi không phải là chồng của cô ấy. Tôi có quyền đi xé rào. Có con bài này, đợi sau con gái vào đại học, tôi còn có thể đi ra khỏi căn nhà nhà, bắt đầu tìm kiếm lại một tình yêu mà tôi đã từng đánh mất. Tôi vẫn phải sử dụng kiểu “đồng sàng dị mộng” để duy trì sự yên tĩnh của cuộc hôn nhân này. Đó là điều nhục nhã nhất của một thằng đàn ông.
Năm ngoái, vợ tôi mắc bệnh ung thư tử cung. Tôi tìm cho cô ấy bác sĩ giỏi nhất, bệnh viện tốt nhất để làm phẫu thuật, tốn kém không biết bao nhiêu tiền. Mỗi lần tới bệnh viện thăm nom, cô ấy đều cám ơn tôi không ngớt. Những lời xôi thịt đó chỉ khiến tôi thấy nực cười, không chút cảm động. Tôi đã làm tất cả chỉ để duy trì căn nhà này, vì con gái, vì trách nhiệm và nghĩa vụ, không hề liên quan tới tình cảm và tình yêu.
Tôi sắp bước vào tuổi tứ tuần. Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ, lẽ nào tôi vẫn cứ mãi phải trở thành kẻ chung phòng phi pháp bất đắc đĩ?
Trương Kiện Bằng - Hồ Túc Thanh
(Nguyễn Lệ Chi tổng hợp – Biên dịch)