hạnh phúc vẫn ấm êm khi “Chồng vụng về bếp núc”
Từ trước tới giờ, chuyện bếp núc vốn được xem là “đặc quyền” của chị em phụ nữ. Nhưng liệu sẽ thế nào nếu “đặc quyền” ấy được chia sẻ bớt sang cho phái mạnh.
Chuyện bếp núc và những người đàn ông |
Trong hôn nhân, sẻ chia là điều vô cùng cần thiết, là yếu tố then chốt để đạt tới một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc và viên mãn. Có rất nhiều phạm trù chia sẻ mà các cặp vợ chồng cần và rất cần trong cuộc sống như thu nhập, con cái, công việc…và liệu đã có bao nhiêu cặp gia đình cùng nhau chia sẻ công việc nhà và chuyện bếp núc?
Cho đến nay, vấn đề bếp núc và việc sẻ chia vẫn luôn là đề tài thu hút người xem với nhiều quan điểm khác nhau, nhất là khi vấn đề bình đẳng giới trong mỗi gia đình luôn được chú ý.
Bên cạnh số ít những anh chồng khéo tay và biết nấu ăn vẫn còn đó rất nhiều đấng mày râu còn khá xa lạ với định nghĩa “bếp núc”. Ngoài những “tác phẩm” do các anh làm ra như: cơm bên chín bên nhão, thịt kho nhiều nước như canh, rau xào cháy xén, canh nêm nhầm đường…thì nhiều anh chồng phải cầu cứu vợ khi gây họa.
Bên cạnh những tình huống dở khóc dở cười của các anh chồng khi vào bếp thì các chị vợ có thể khi thấy chồng làm cũng sẽ vô cùng sốt ruột và lo lắng, nhưng đằng sau sự căng thẳng ấy lại chính là những nụ cười tủm tỉm và niềm hạnh phúc len lỏi trong trái tim khi thấy chồng thực sự san sẻ công việc bếp núc với mình.
“Bếp núc” nghe tưởng chừng như nó thật nhỏ và không vất vả nhưng với các anh chồng đã trải nghiệm cảm giác vào bếp 1 lần thì chắc chắn sẽ thay đổi cách nhìn nhận này, để từ đó cho dù họ có vụng về, có lóng ngóng thì họ vẫn mong muốn được chia sẻ chuyện bếp núc với vợ.
Hãy thử tưởng tượng mỗi cuối tuần hoặc vào các buổi tối khi các anh chồng về nhà sớm phụ vợ hầm canh, cắm cơm và sau đó cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm trọn vẹn nghĩa tình, vậy thì hạnh phúc các gia đình sẽ luôn ấm êm và trọn vẹn.